Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành dệt may – thuận lợi và khó khăn cho người lao động Việt Nam.

Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành dệt may – thuận lợi và khó khăn cho người lao động Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm:
 Với lợi thế là một nước cũng có ngành dệt may phát triển, lao động lại khéo tay cho nên những lao động Việt Nam ngành dệt may luôn được ưu tiên khi các xí nghiệp dệt may của Nhật có nhu cầu tuyển dụng. Và hiện nay xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành dệt may đang có số lượng lao động nhiều nhất trong tổng số các lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Hãy cùng TMS tìm hiểu chi tiết hơn những thuận lợi và khó khăn của công việc này tại Nhật Bản.

 

1. Sơ lược

Ngành dệt may là một trong những ngành có số lượng lao động xuất khẩu lớn hiện nay và JITCO đang cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài với 10 loại nghề và 17 công việc khác nhau. Đây là ngành có số lượng nghề và công việc được cấp phép nhiều thứ 4 trong danh sách 66 ngành nghề mà JITCO cấp phép.
Trước đây lao động nước ngoài ngành dệt may tại Nhật chủ yếu là những lao động từ Trung Quốc và Philippine nhưng hiện nay các doanh nghiệp đang chuyển hướng sang tìm kiếm lao động tại Việt Nam. Lý do mà các doanh nghiệp Nhật đưa ra là lao động Việt Nam chăm chỉ và khéo tay hơn các quốc gia khác.
Các công việc và ngành nghề thuộc nhóm dệt may được JITCO cấp phép.
 
 Dệt may (10 loại nghề, 17 công việc được tuyển chọn)
Ngành Nghề
1 1 Nghề xe chỉ Xe chỉ sơ cêp
2 Xe chỉ
3 Guồng chỉ
4 Xoắn và chặp đôi
2 5 Nghề dệt Hồ và móc chỉ dọc
6 Thao tác dệt
7 Kiểm tra
3 8 Nhuộm Nhuộm sợi
9 Nhuộm đan dệt
4 10 Sản xuất sản phẩm đan Sản xuất giày
11 Đan vòng
5 12 Sản xuất sợi đan dọc Đan dọc
6 13 Sản xuất quần áo phụ nữ và trẻ em Sản xuất quần áo may sẵn cho trẻ em và phụ nữ
7 14 Sản xuất đồ com lê nam giới Sản xuất đồ com lê may sẵn cho nam giới
8 15 Sản xuất bộ đồ giường Chế bộ đồ giường
9 16 Làm hàng vải bạt Làm hàng vải bạt
10 17 May quần áo May váy đầm

 

2. Cần  đạt những tiêu chuẩngì để có thể tham gia xuất khẩu lao động ngành dệt may

Các yêu cầu tuyển dụng đối với ngành dệt may thực sự không quá cao và khắt khe nếu so sánh với những ngành khác như ngành cơ khí, xây dựng. Các công ty Nhật Bản chủ yếu là tuyển dụng lao động nữ, còn nam thì rất ít. Trong đó những tiêu chí được đánh giá cao nhất trong việc chọn lao động xuất khẩu ngành dệt may mà các công ty của Nhật chú trọng đó là sự khéo léo và chăm chỉ. Những lao động nào không có kinh nghiệm sẽ được đào tạo để có thể đáp ứng được công việc.
Sức khỏe: người lao động chỉ cần có mức sức khỏe bình thường là đủ khả năng tham gia chương trình.
  • Mắt: chỉ cần mắt đạt 8/10, có nghĩa là những lao động cận nhẹ vẫn có thể làm được công việc.
  • Chiều cao: 1m50 và nặng 45kg
  • Không có các bệnh truyền nhiễm như HIV, Viêm gan...
Độ tuổi: 18- 35
Giới tính: Nữ
Tính cách: chăm chỉ, chịu khó
Kinh nghiệm: biết may cơ bản, có kinh nghiệm càng tốt và biết sử dụng máy may công nghiệp.

 

Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành dệt may


3. Quy trình tuyển chọn

Quy trình tuyển xuất khẩu lao động ngành dệt may thì hơi khác một chút so với những ngành nghề khác. Những lao động khi tham gia các ngành nghề khác thì thường phải thông qua một quá trình đào tạo rồi sau đó mới tham gia kỳ thi tuyển của các doanh nghiệp Nhật Bản. Nhưng riêng với lao động ngành dệt may thì các bạn phải qua một kỳ kiểm tra trước khi được đào tạo.
  • Bước 1: Kiểm tra năng lực bằng việc thi tay nghề với đề thi do bên Nhật đưa ra. Đề thi là kiểm tra thường là khả năng may và sử dụng máy may công nghiệp. Tuy nhiên, tùy thuộc từng công việc cụ thể và từng công ty thì sẽ có những đề thi khác nhau và cả quy trình tuyển chọn cũng thay đổi cho phù hợp.
  • Bước 2: Nếu bạn vượt qua kỳ kiểm tra thì sẽ được tham gia đào tạo chính thức
  • Bước 3: Sau thời gian học tập từ 3- 6 tháng thì người lao động sẽ sang Nhật làm việc


4. Chế độ phúc lợi

  • Mức lương của người lao động dao động từ 120.000- 130.000 yên /tháng
  • Được hưởng đầy đủ các chính sách bảo hiểm, y tế của chính phủ Nhật.
  • Thời gian làm việc 8 tiếng/ngày
  • Các công việc tăng ca, làm thêm nhiều nhưng không đồng đều và thường tập trung vào một khoảng thời gian nhất định trong năm.
  • Được cung cấp đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động và làm việc.


5. Thuận lợi

Các thuận lợi của lao động ngành dệt may bao gồm một số điểm chính sau:
  • May mặc là một ngành có nhu cầu tuyển dụng lao động lớn nên khả năng trúng tuyển cao.
  • Chi phí làm thủ tục xuất cảnh thấp hơn với các ngành khác.
  • Các yêu cầu tuyển dụng dễ dàng với lao động Việt Nam.
  • Sau khi về nước những người lao động có thể dễ dàng tiếp tục làm việc tại các công dệt may tại Việt Nam vốn có số lượng rất nhiều.
  • Công việc không có nhiều nguy hiểm hay quá nặng nhọc.

Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành may mặc

Quang cảnh của một nhà máy dệt may

6. Khó khăn

Dưới đây là những khó khăn chính mà người lao động cần phải biết trước khi sang Nhật làm việc
  • Mức lương của lao động xuất khẩu ngành may thường thấp hơn các ngành khác như xây dựng, cơ khí.
  • Do phải làm việc trong xưởng nên rất nhiều tiếng ồn gây căng thẳng, khó chịu khi làm việc.
  • Ngành may là ngành làm việc theo dây chuyền nên các công nhân bị áp lực về thời gian, độ chính xác. Hầu như không có các thời gian chết trong khi làm việc mà công việc sẽ mang tính liên tục.
  • Việc tăng ca theo thời vụ nên khi có đơn hàng các công nhân sẽ làm tăng ca nhiều và thời gian làm việc kéo dài.


7. Cần chuẩn bị gì để tham gia chương trình này

Những bạn muốn tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành dệt may cần chuẩn  bị cho mình điều quan trọng nhất là thái độ làm việc. Khi đã làm việc trong một dây chuyền thì người tuyển dụng cần nhất ở bạn là thái độ làm việc chuyên nghiệp, tác phong công nghiệp rồi mới đến những yếu tố khác như sức khỏe hay sự chăm chỉ. Các bạn cũng cần chuẩn bị tâm lý làm việc sẽ rất căng thẳng chứ không thể vừa làm vừa tán gẫu với nhau như một số ngành nghề khác.