Lao động nước ngoài ngại về nước vì không kiếm được việc làm

Chỉ 10% người lao động đã làm ở nước ngoài kiếm được công việc phù hợp.
 

Trong khi rất nhiều nước trên trế giới đang thiếu hụt lao động trầm trọng và họ sẵn sàng trả mức lương cao để có được những người lao động cần củ chăm chỉ còn Việt Nam thì lại đang thừa nhiều lao động. Một trong những giải pháp hữu hiệu hiện nay mà Việt Nam đang làm rất tốt đó là đưa người đi xuất khẩu lao động ra nước ngoài đặc biệt là Nhật Bản. Tuy nhiên, có một khâu mà chúng ta ta chưa thể làm được đó là người lao động xuất khẩu sau khi về nước. Làm việc ở nước ngoài nhiều năm, vốn và kinh nghiệm nhiều, tác phong làm việc chuyên nghiệp, tay nghề cao hơn hẳn so với lao động trong nước nhưng những người lao động xuất khẩu vẫn chưa tìm được cho mình một công việc phù hợp khi về nước.
 

Lao động về nước khó tìm được việc phù hợp

Thị trường lao động xuất khẩu ngoài nước vẫn đang phát triển với những con số ấn tượng, qua từng tháng số lượng hồ sơ xin đăng ký đi tu nghiệp sinh ở nước ngoài vẫn tăng trưởng đều đặn, điều này chứng minh rằng lao động nước ngoài được người lao động tin tưởng và lựa chọn cho con đường sự nghiệp của mình.  Nguyễn Trọng Đông (Đức Thọ, Hà Tĩnh) là một trong hàng trăm người đang làm thủ tục với mong muốn tìm được công việc phù hợp với công việc đã được đào tạo tại Hàn Quốc là thợ hàn công nghiệp (được cấp chứng chỉ đào tạo chuyên nghiệp tại Hàn Quốc, với mức lương cao khoảng 1.500 USD/tháng).

Anh Đông cho biết: “trở về Việt Nam đã gần một năm rồi nhưng vẫn chưa thể tìm được công việc thợ hàn công nghiệp cho tàu thủy ở trong nước nên tôi đành phải mở một quầy bán thịt nướng ở gần nhà  buôn bán trước mắt. Với tình hình hiện giờ, mong muốn của tôi là được trở lại Hàn Quốc làm việc, và  được làm tại các doanh nghiệp nước ngoài thì càng tốt để tận dụng những gì đã từng làm khi ở Hàn”.

Anh Trần Thành Long quê ở Vĩnh Phúc cũng chia sẻ đã từng làm việc 3 năm tại Nhật Bản trong lĩnh vực  làm đúc nhựa với công nghệ tiên tiến, lương trung bình tháng là 1.900 – 2.100 USD/tháng. Hiện giờ anh đã về nước được tròn  một năm và đang làm vị trí quản lý phân xưởng cho một công ty nhựa ở khu công nghiệp Bắc Ninh với mức lương chỉ vẻn vẹn 5 triệu/tháng. Theo anh Long chia sẻ: “Dây chuyền công nghệ ở nơi tôi đang làm việc khá lạc hậu so với dây chuyền công nghệ hiện đại tôi đã từng làm tại Nhật Bản”. Vì đã làm việc với tác phong công nghiệp, làm việc đúng quy định nên tôi đã về nước đúng thời hạn, chỉ mong tìm được công việc phù hợp khi về nước. Nhưng về nước thì có mấy ai tìm được công việc đúng theo sở trường của mình, chỉ 1 thân 1 mình về nước thì sao có thể tiếp cận được với những công việc cụ thể theo khả năng của mình được. Thế nên mới có chuyện 40% người lao động Việt Nam ở Nhật bỏ trốn vì muốn ở lại làm việc.

Định hướng giải quyết vấn đề

Trao đổi về vấn đề này với các doanh nghiệp chúng tôi được biết. Chính các cơ quan có nghĩa vụ quyền hạn như Bộ lao động thương binh xã hội cũng đã nhận thấy tình trạng này từ lâu và vẫn đang tìm cách giải quyết. Và đã có những định hướng để giải quyết về vấn đề này:

Hậu XKLĐ, người lao động phải tự thân vận động, tự tìm việc làm, thậm chí là về nước thất nghiệp, không phát huy được kỹ năng, vốn, và trình độ ngoại ngữ sau thời gian làm việc ở nước ngoài là một thực tế. Kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ LĐTBXH) cũng chỉ ra rằng, chất lượng lao động của người lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài đã được cải thiện rõ rệt. Đáng chú ý , lao động sau khi về nước có việc làm ngay chiếm trên 80%, nhưng đáng nói là chỉ có 10% tìm được công việc phù hợp liên quan đến việc đã làm ở nước ngoài, điều này cho thấy một sự lãng phí rất lớn nguồn lực.

Bà Trịnh Thu Nga, Viện Khoa học lao động và xã hội cho biết, đây là một thực tế cần được tính toán đến khi mà các chính sách hỗ trợ lao động trở về còn thiếu cụ thể. Sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và đối tác xã hội trong việc hỗ trợ người lao động tái hòa nhập cộng đồng và thị trường lao động còn thiếu và yếu.

Là người có thâm niên gắn bó với hoạt động của ngành XKLĐ, ông Đào Công Hải- nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước nhận xét, những người đi XKLĐ thường được đánh giá cao bởi có kỷ luật lao động, tay nghề và ứng dụng nhanh công nghệ mới. Song hiện nay, chúng ta mới chỉ quan tâm đưa người đi XKLĐ chứ chưa quy định trách nhiệm cụ thể trong việc tổng hợp, đánh giá nguồn lực lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về theo địa bàn, ngành nghề, trình độ, tuổi tác, giới tính, nguyện vọng…Bên cạnh đó việc thực thi các quy định hỗ trợ tạo việc làm cho lao động xuất khẩu sau khi về nước còn thiếu những hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm của chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp XKLĐ và hệ thống hỗ trợ việc làm.
Để làm được điều này, ngoài việc hoàn thiện khung pháp lý, các cơ chế chính sách hỗ trợ lao động di cư thì Bộ LĐTBXH cần phải xây dựng được ngân hàng dữ liệu về người xuất khẩu lao động khi trở về, cập nhật thường xuyên để các doanh nghiệp, công ty xuất khẩu lao động, trung tâm dịch vụ việc làm có thể khai thác để kết nối thị trường lao động, giúp người xuất khâu lao động có được việc làm ổn định.