Những ưu điểm và khuyết điểm của Xuất khẩu lao động Nhật Bản so với du học Nhật Bản

Xuất khẩu lao động và du học Nhật Bản có gì khác nhau


Hiện nay, làn sóng xuất khẩu lao động sang Nhật Bản đang ngày một mạnh mẽ, nhất là khi có những chuyển biến từ phía Chính phủ của cả hai quốc gia. Có hai con đường chính để sang Nhật hiện nay đó là xuất khẩu lao động và du học. Vậy hai con đường này có gì khác nhau, khó khăn cũng như thuận lợi của hai chương trình này là câu hỏi của không ít những người đang có nhu cầu.
TMS sẽ giải đáp một phần nào những thắc mắc này cho các bạn.


1.Thị trường xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động của Việt Nam chúng ta từ trước đến nay chủ yếu đến các khu vực như Đài Loan, Trung Đông, Philippine hay Malaysia..Nhưng những thị trường xuất khẩu lao động này chỉ dành cho những đối tượng thuộc diện lao động ''tay chân''. Với những công việc có mức lương rẻ mạt và thái độ của người sử dụng lao động tại những quốc gia trên cũng vô cùng đáng trách. Vì vậy, nếu so với xuất khẩu lao động hay du học tại Nhật Bản thì có thể nói là một trời một vực từ mức lương, công việc cho đến thái độ đối xử.
Có lẽ chính vì những lý do đó đã tạo thành sức hút mãnh liệt từ thị trường Nhật Bản.


2.Chương trình xuất khẩu lao động


Chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản (XKLĐ) hay còn được gọi là chương trình Thực tập sinh Nhật Bản. Nội dung chính của chương trình này đó là Chính phủ Nhật Bản giúp đỡ đào tạo các chuyên gia, lao động trong một lĩnh vực nào đó cho các nước khác, đồng thời giúp các xí nghiệp và nhà máy đang thiếu lao động trầm trọng một lượng lao động giá rẻ từ những nước đang phát triển. Vậy là giải quyết được một lúc 3 bài toán: nước đang phát triển như Việt Nam thì tìm việc làm cho những lao động dư thừa, người lao động tìm được việc với mức lương cao hơn trong nước, còn nước Nhật thì có được lao động bù đắp cho sự thiếu hụt của mình.

Theo đó thì các lao động theo chương trình Thực Tập Sinh Nhật Bản sẽ học và làm việc tại Nhật trong thời hạn là 3 năm. Sau khi sang Nhật thì những Thực Tập Sinh sẽmất khoảng 1 năm đầu tiên để dạy nghề và làm quen với môi trường làm việc của Nhật Bản. Mức trợ cấp cho người lao động trong thời gian này là khoảng 80.000 yên/tháng. Sau thời gian đó thì sẽ được chuyển sang giai đoạn “Thực tập sinh” với mức lương khoảng 120.000-140.000 yên/tháng.
Chi tiết về mức thu nhập của người lao động xin tham khảo tại bài viết:
 

Khi bạn đi theo hình thức này thì các bạn sẽ mất thời gian ban đầu được đào tạo tiếng Nhật tại các trung tâm môi giới tại Việt Nam, thông thường là khoảng 6 tháng. Sau đó các bạn phải trải qua một kỳ thi và hồ sơ sẽ chuyển sang cho người tuyển dụng lao động Nhật Bản. Nếu người tuyển dụng lao động chấp nhận hồ sơ nào thì người đó mới được làm các thủ tục và giấy tờ cần thiết để sang Nhật. Đi theo con đường này thì người lao động thường phải trả trước cho các công ty môi giới một khoản tiền tương đương 1 tháng làm việc và một khoản tiền đặt cọc là khoảng 3000 USD. Đây thực chất là khoản tiền chống trốn của người lao động và sẽ hoàn trả lại sau khi người lao động hết hợp đồng trở về nước.

Đi theo con đường này vô cùng gian nan chứ không hề dễ dàng. Bởi vì các Thực tập sinh phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe như khả năng tiếng Nhật, tay nghề, chiều cao, cân nặng... Vì vậy, nhiều trường hợp chỉ có một vài lao động vượt qua được những kỳ kiểm tra thì mới được sang Nhật đi làm còn lại phải chờ đợi những lần sau.


3.Chương trình du học Nhật Bản


Đơn giản hơn chương trình Thực tập sinh ở chỗ các bạn sang Nhật chủ yếu học tập tại một trường Cao đẳng hoặc Đại học nào đó tại Nhật. Sau khi tốt nghiệp, các bạn xin Visa lưu trú để có thể làm việc tại Nhật Bản. Thời gian học kéo dài từ 2 năm đến 4 năm tùy chương trình.
Du học Nhật Bản


4. Vậy đâu là con đường lựa chọn..?

So sánh gia “du hc nht bn” và “Thực Tập Sinh”

Ưu đim ca du hc Nht Bn so vi Thc Tp Sinh:


Du hc Nht Bn:  các bạn sẽ được phép làm thêm theo quy định của pháp luật Nhật Bản là tối đa 40 tiếng/tuần . Mức lương là 650 – 800 yên/giờ. Như vậy tính trung bình một du học sinh làm liên tục thì một tuần thu nhập là 104.000 – 128.000 yên. Tính theo tỷ giá hiện giờ thì là khoảng 20 – 25 triệu/tháng. Nhưng thông thường thì mức thu nhập này cao hơn do có nhiều bạn làm việc đến 80 tiếng /tuần.
Học xong các bạn hoàn toàn có thể xin phép làm việc tại Nhật lâu dài còn chương trình Thực Tâp Sinh thì không vì tối đa bạn chỉ được ở Nhật 3 năm.
Nếu học hành đàng hoàng và chăm chỉ thì sau khi học xong các bạn sẽ có trình độ và bằng cấp hơn hẳn các Thực Tập Sinh. Vì vậy, nếu không làm ở Nhật các bạn có thể về nước làm cho các công ty của Nhật tại Việt Nam cũng dễ dàng hơn


Nhng đim hn chế:


Sự thành công của chương trình du học Nhật Bản phụ thuộc rất lớn vào ý chí và tinh thần của bạn. Vì ngoài việc học tập thì bạn vẫn phải chịu khó đi làm để có thể trang trải học phí và cuộc sống tại Nhật Bản. Vì vậy theo con đường này các bạn đừng nghĩ rằng sẽ kiếm nhiều tiền gửi về nước.

Đồng thời vì bạn làm việc thêm giờ nên sẽ không có bất cứ chính sách an sinh xã hội nào cho người lao động dành cho bạn như bảo hiểm , y tế...và khi bạn làm quá thời gian quy định có nhiều khả năng sẽ bị phạt.

Chi phí ban đầu cho việc du học Nhật Bản thường cao hơn chương trình Thực Tập Sinh khoảng 1,2 lần.

Lựa chọn con đường nào phụ thuộc vào mục đích và ý chí của chính bạn:

Nếu như bạn muốn sang Nhật đi làm, học tập kinh nghiệm và kiếm một số tiền về làm vốn thì hãy chọn con đường Thực Tập Sinh. Thông thường số tiền các Thực Tập Sinh đem về sau thời gian bên Nhật là khoảng 500 triệu.

Nhưng nếu bạn nào có ước mơ kiếm tiền về làm vốn và muốn sinh sống tại Nhật, hoặc muốn có một tương lai tốt hơn  tại nhật thì chương trình du học Nhật Bản là con đường nên đi.
Nói cách khác, chương trình Thực Tập Sinh là ngắn hạn còn Du học là con đường dài hạn.

Cuối cùng, Cho dù các bạn chọn con đường nào thì tôi cũng chúc các bạn thành công !