Chi tiết về xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành xây dựng

Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành xây dựng hiện nay đang là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất. Số lượng tuyển dụng cao, liên tục, tiền lương khá trong khi các yêu cầu lại không quá cao như một số ngành nghề khác. Lý do cho nhu cầu tuyển dụng này là để Nhật Bản nhanh chóng khắc phục các thảm họa tự nhiên và xây dựng các công trình cho thế vận hội Olympic 2020 sẽ diễn ra tại đây. Vì vậy, TMS xin cung cấp cho các bạn thông tin chi tiết đầy đủ nhất về ngành xây dựng tại Nhật Bản để cho các bạn tiện tham khảo.


1. Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành xây dựng có những công việc gì ?

Xây dựng là ngành có số lượng nghề và công việc được JITCO (Cơ quan hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản) cấp phép nhiều nhất trong tổng số các ngành nghề mà cơ quan này quy định. Các nghiệp đoàn sẽ dựa vào danh sách này để đưa ra nhu cầu tuyển dụng cho Việt Nam.

Các bạn có thể tham khảo thêm về các ngành nghề khác qua bài viết: “Đánh giá 5 nhóm ngành có nhiều lao động xuất khẩu sang Nhật nhất hiện nay

Hiện nay, những bạn tham gia chương trình xuất khẩu lao động ngành xây dựng có thể chọn lựa tổng 21 ngành nghề với 31 loại hình công việc khác nhau theo bảng chi tiết dưới đây

 
Ngành Nghề được chọn Công việc
1 1 Khoan giếng Khoan giếng (khoan đập)
2 Khoan giếng (khoan xoay)
2 3 Làm kim loại miếng dùng trong xây dựng Làm kim loại miếng
3 4 Gắn máy điều hoà không khí và máy đông lạnh Gắn máy điều hoà không khí và máy đông lạnh
4 5 Làm những đồ cố định Đóng đồ gỗ
5 6 Thợ mộc Công việc mộc
6 7 Lắp cốp pha panen Lắp cốp pha panen
7 8 Xây dựng thanh gia cố Lắp thanh gia cố
8 9 Dựng giàn giáo Công việc dựng giàn giáo
9 10 Thợ nề Xây bằng đá
11 Nối terrazzo
10 12 Lát gạch Lát gạch
11 13 Lợp ngói Lợp ngói
12 14 Trát vữa Trát vữa
13 15 Đặt đường ống Công việc đặt đường ống (xây dựng)
16 Đặt đường ống (nhà máy)
14 17 Cách nhiệt Công việc cách nhiệt
15 18 Gia công tinh đồ nội thất Công việc gia công tinh sàn nhà nhựa
19 Gia công tinh thảm
20 Xây dựng khung thép dưới trần nhà
21 Gia công tinh tấm lợp trần nhà
22 Chế tạo và gia công tinh màn cửa
16 23 Lắp khung kính nhôm Công việc lắp khung kính nhôm (toà nhà)
17 24 Chống thấm nước Chống thấm nước bằng cách bịt kín
18 25 Cấp liệu bê tông bằng áp lực Cấp liệu bê tông bằng áp lực
19 26 Xây dựng bộ lọc ống kim Xây dựng bộ lọc ống kim
20 27 Dán giấy Công việc dán giấy (tường và trần)
21 28 Nghề dùng các thiết bị xây dựng Ủi
29 Bốc dỡ
30 Đào xới
31 Cán phẳng

Theo như thông tin đăng tuyển thì công việc xây dựng mà các xí nghiệp Nhật Bản tuyển dụng nhiều nhất là công việc “Dựng giàn giáo” vì tại Nhật đây là công việc rất quan trọng, có yêu cầu kỹ thuật cao nên thường lấy đây là tiêu chuẩn tuyển chọn lao động xuất khẩu. Còn trong thực tế thì khi làm việc thì các bạn sẽ thực hiện rất nhiều các công việc khác nhau nữa tùy vào tình hình cụ thể của công trình và năng lực bản thân. Chứ không phải chỉ có công việc dựng và tháo lắp giàn giáo.


2. Các yêu cầu để có thể tham gia xuất khẩu lao động ngành xây dựng

Sức khỏe: đây là ưu tiên hàng đầu đối với lao động ngành xây dựng

  • Mắt: 10/10, nếu cận thị thì có thể tham gia sau khi đã mổ mắt
  • Tay: có khả năng nhấc vật nặng tầm 10kg
  • Chiều cao: 1m60 trở lên.
  • Cân nặng: 60 kg
  • Không sợ độ cao, giữ thăng bằng tốt.
  • Không có các bệnh truyền nhiễm như viêm gan, HIV...
  • Và một số tiêu chí khác...

Trình độ văn hóa: cấp 2 hoặc cấp 3. Không yêu cầu bằng cấp.

Giới tính: nam

Tuổi: từ 20 – 30. Nếu là người có tay nghề thi tối đa là 33 tuổi.

Tính cách: cẩn thận, trầm ổn.

Tay nghề: không yêu cầu kinh nghiệm nhưng ưu tiên người có tay nghề.
 

3. Quy trình tuyển chọn lao động ngành xây dựng Nhật Bản

Thi tuyển vòng 1: kết quả đỗ trượt chính thức

  • Thị tại đơn vị đào tạo hoặc đơn vị nhận hồ sơ.
  • Kiểm tra thể lực
  • Kiểm tra giữ thăng bằng.
  • Phỏng vấn
  • Nếu đạt thì người lao động sẽ tham gia hoạt động đào tạo tại các trung tâm hoặc đơn vị nhận hồ sơ và trải qua kỳ thi tuyển vòng 2.

Đào tạo: Công ty xuất khẩu lao động sẽ đào tạo cho người lao động về kỹ năng, tay nghề và tiếng Nhật cơ bản. Đây cũng là một trong những tiêu chí khi các bạn đánh giá đâu là công ty làm ăn uy tín và đâu là bọn lừa đảo. Vì chỉ có những đơn vị làm ăn uy tín thì sẽ có trung tâm đào tạo bài bản, quy mô của riêng họ chứ không có đi thuê mượn các địa điểm trung gian. 
Thời gian đào tạo thì tùy từng đơn vị và ngành nghề khác nhau.

Thi tuyển lần 2:

  • Do đại diện của các xí nghiệp và nghiệp đoàn của Nhật tuyển chọn.
  • Kiểm tra kỹ năng: tùy từng ngành nghề mà nội dung kiểm tra khác nhau ( lắp dàn giáo, cưa- đục, xây-trát..)
  • Kiểm tra thể lực
  • Kiểm tra IQ
  • Phỏng vấn
 

Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành xây dựng
Thi cưa-đục trong kỳ kiểm tra kỹ năng xây dựng

Nếu đạt thì người lao động sẽ tiếp tục được đào tạo chuyên sâu về công việc và các kỹ năng khác. Hoạt động này cũng do các công ty xuất khẩu lao động đảm nhiệm và  họ cũng sẽ có trách nhiệm làm thủ tục VISA cho bạn

Sau khi hoàn thành khóa học chuyên sâu, người lao động sẽ lấy vé và giấy tờ cần thiết để chuẩn bị sang Nhật làm việc

Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành xây dựng
Các học viên của TMS đang thi tuyển dựng dàn giáo 


4. Chế độ tiền lương và phúc lợi

Những  công nhân ngành xây dựng sẽ có những chế độ, chính sách đầy đủ như với các ngành nghề khác. Tuy nhiên, vì xây dựng là một công việc có nhiều rủi ro nên các chế độ về an toàn lao động, bảo hiểm lao động sẽ cao hơn so với các ngành nghề khác.

  • Mức lương giao động từ 140.000- 150.000 yên/ tháng.
  • Bảo hiểm y tế, xã hội theo quy định của chính phủ Nhật
  • Thời gian làm việc 8 tiếng/ngày
  • Các công việc tăng ca, làm thêm có nhưng không nhiều do người sử dụng muốn đảm bảo yếu tố sức khỏe cho người lao động.
  • Được cung cấp đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động và làm việc.


5. Cuộc sống thực tế

Những người công nhân có nơi ăn, chốn ở riêng biệt và được cung cấp bởi chủ sử dụng lao động hoặc tự thuê nhà bên ngoài chứ không ăn, nghỉ ngay tại công trường như với công nhân tại Việt Nam.

Hàng ngày, công nhân được đưa đón khi làm việc đối với các công trường ở cách xa khu sinh hoạt. Tóm lại, công nhân xây dựng Nhật Bản có cuộc sống sinh hoạt và làm việc tách biệt hoàn toàn đối với môi trường làm việc. Không thể có chuyện gộp chung như các công nhân xây dựng ở Việt Nam.


6. Những thuận lợi và khó khăn

Công việc xây dựng tại Nhật Bản cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng mà các bạn cần phải biết trước khi thi tuyển vào công việc này.

Thuận lợi:

  • Đơn hàng tuyển dụng số lượng lớn và liên tục
  • Mức thu nhập tương đối cao so với các ngành nghề khác như may mặc, nông nghiệp...
  • Đối với công việc xây dựng, có rất nhiều thời gian “chết”, công nhân tại công trường không chịu áp lực như những công nhân tại các xí nghiệp dây truyền sản xuất. Đối với làm dây truyền thì khi bắt đầu vận hành là người công nhân phải làm liên tục không ngừng nghỉ, rất căng thẳng đầu óc với lối dập khuôn.
  • Những ngày nghỉ do thời tiết thì vẫn được tính lương đầy đủ

Khó khăn

  • Công việc tương đối vất vả do làm việc ngoài trời.
  • Công việc làm cả trong những ngày nghỉ nếu cần thiết để theo kịp tiến nhưng được tính tiền tăng ca.
  • Chịu ảnh hưởng bởi thời tiết rất lớn.
  • Tiêu chuẩn về sức khỏe cao hơn các ngành nghề khác.


7. Cần chuẩn bị gì để tham gia chương trình này

Các bạn nào có nhu cầu muốn xuất khẩu lao động Nhật Bản thì tốt nhất nên liên hệ  trực tiếp với TMS, khi đó các bạn sẽ được những hướng dẫn cụ thể và chi tiết về công việc và các yêu cầu cần chuẩn bị một cách rõ ràng và sát với từng trường hợp cụ thể như tiền đặt cọc, nơi khám sức khỏe, giấy tờ, ngày thi tuyển...

Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành xây dựng
Các học viên của TMS chuẩn bị sang Nhật sau khi kết thúc chương trình đào tạo

 

 

>> Nam đơn hàng giàn giáo đi xuất khẩu lao động nhật bản

>> Xuất khẩu lao động nhật bản ngành xây dựng