Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nông nghiệp

Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nông nghiệp

Nhật Bản là nước có hoạt động sản xuất nông nghiệp vào hàng tiên tiến nhất trên thế giới. Với những công nghệ và phát minh trong lĩnh vực nông nghiệp Nhật Bản luôn có được những sản phẩm nông nghiệp với năng suất cao và chất lượng tốt. Với việc áp dụng các khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp mà chỉ với 3% lao động Nhật Bản đã đủ sức cung cấp lương thực cho hơn 127 triệu dân và còn có thể xuất khẩu sang các nước xung quanh là một con số ấn tượng với bất cứ quốc gia nào.

Hiện JITCO (Tổ chức Hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản) đang cấp phép cho tổng 2 ngành nghề với 5 công việc khác nhau trong lĩnh vực nông nghiệp được tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động. Con số này là ít nhất sp với tất cả các ngành nghề khác mà JITCO đã công bố. Các công việc nằm trong danh mục được xuất khẩu lao động gồm chăn nuôi gà, chăn nuôi lợn, làm bơ sữa, trồng rau – quả trong nhà kính, làm ruộng – trồng rau.


1. Những tiêu chí tuyển dụng

Tuyển dụng lao động xuất khẩu ngành sản xuất nông nghiệp Nhật Bản nhìn chung không có gì quá khó khăn và phù hợp với đa số năng lực của người lao động Việt Nam. Một số những tiêu chí tuyển dụng chung của dành cho xuất khẩu lao động ngành nông nghiệp như sau:

- Số lượng tuyển dụng: 10 – 15 người/lần
- Độ tuổi: 20-30
- Bằng cấp: Tốt nghiệp cấp 2 trở lên.
- Cao từ 155cm trở lên.
- Yêu cầu khác: Thị lực tốt từ 8/10, không mù màu, thuận tay phải,
- Sức khỏe tốt, khéo tay, không hút thuốc.
- Thể lực tốt, nhanh nhẹn, khéo tay có ý thức giữ gìn sức khỏe.
- Giới tính: nam/nữ (tùy thuộc từng yêu cầu tuyển dụng cụ thể)
- Thi tuyển: các nghiệp đoàn và công ty Nhật Bản sẽ kiểm tra tay nghề trực tiếp hoặc thi tuyển qua form. Hình thức thi tuyển như thế nào do công ty tại Nhật yêu cầu.

Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nông nghiệp


2. Chế độ phúc lợi

- Mức lượng dành cho xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nông nghiệp không cao lắm nếu so với các ngành cơ khí hay xây dựng. Mức lương cơ bản dao động từ 130.000-140.000 yên/tháng. Mức lương cụ thể sẽ tùy thuộc vào từng công việc và công ty.
- Làm việc 8h/ngày.
- Các ngày nghỉ theo luật lao động Nhật bản. Làm thêm giờ, làm thứ 7, Chủ nhật, ngày lễ được tính tiền làm thêm theo quy định.
- Được cung cấp đầy đủ các vật dụng bảo hộ lao động
- Có đầy đủ các chế độ y tế, bảo hiểm theo đúng luật pháp Nhật Bản.

Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nông nghiệp
 

3. Những khó khăn của lao động ngành nông nghiệp

- Mức thu nhập không cao như các ngành nghề khác. Đây được xem là một trong những cản trở lớn nhất khi người lao động muốn tham gia công việc vì  khi đã xác định đi xuất khẩu lao động thì đa số mọi người đều chấp nhận làm việc nặng nhưng có thu nhập cao để có thể nhanh chóng có thu nhập phụ giúp gia đình.

- Công việc đòi hỏi tính kỷ luật và tuân thủ các quy định chặt chẽ trong sản xuất nông nghiệp.

- Khả năng đánh giá nông phẩm bằng mắt tốt.

- Yêu  cầu tính tự giác cao trong khi làm việc.

- Số lượng công việc trong ngành nông nghiệp rất ít nên không có nhiều lựa chọn cho người lao động Việt Nam

 

4. Những thuận lợi

- Xuất khẩu lao động ngành nông nghiệp hiện đang là một trong những hoạt động được chính phủ của cả hai nước khuyến khích và hỗ trợ nên các khoản tiền và chi phí thấp hơn.

- Công việc làm nông nghiệp không quá xa lạ với đa số những người lao động Việt Nam.

- Nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn nên khả năng trúng tuyển cao.

- Công việc an toàn, không độc hại do nông nghiệp Nhật Bản hầu như không dùng hóa chất trong nuôi trồng như tại Việt Nam mà hoàn toàn bằng các công nghệ sạch.

- Công việc không nặng nhọc như xây dựng, cơ khí, thủy sản. Cũng không áp lực về thời gian và căng thẳng như ngành dệt may.

Xem thêm

Xuất khẩu lao động 2015: Bỏ trốn, thu phí cao và lừa đảo vẫn vô cùng nhức nhối

Những tiêu chuẩn cho chương trình thực tập sinh y tá, điều dưỡng tại Nhật Bản