Đánh giá 5 nhóm ngành có nhiều lao động xuất khẩu sang Nhật nhất hiện nay

Đánh giá 5 nhóm ngành có nhiều lao động xuất khẩu sang Nhật nhất hiện nay


Hiện nay JITCO (Cơ quan hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản) chỉ mới cấp phép cho 66 ngành nghề khác nhau được nhận lao động xuất khẩu từ Việt Nam. Trong 66 ngành nghề đó thì Việt Nam tập trung xuất khẩu lao động chủ yếu vào vào khoảng 50 ngành nghề khác nhau phân bổ chủ yếu vào 5 nhóm ngành chính gồm xây dựng, cơ khí, dệt may, nông nghiệp và điện tử.


1. Ngành xây dựng

Tuyển dụng lao động trong ngành xây dựng hiện đang chiếm tỷ lệ lớn nhất (khoảng 30%) trong tổng số các ngành có nhu cầu tuyển dụng lao động tại Nhật. Lý do là vì đây là ngành mà số lượng các nghề và công việc được JITCO cấp phép nhiều nhất  (21 loại nghề và 31 công việc). Đồng thời các yêu cầu dành cho lao động khi muốn làm việc tại Nhật cũng không quá khắt khe.

  • Độ tuổi trung bình: 20- 35 tuổi.
  • Kinh nghiệm/trình độ: không yêu cầu vì sẽ đào tạo lại từ đầu
  • Các nghề có nhiều lao động nhất: lắp dàn giáo, mộc, làm bê tông
  • Số lượng tuyền dụng: từ 10 – 20 người/lần
  • Giới tính: 90% nam
  • Năng lực tiếng Nhật: N5-N4
  • Mức lương cơ bản trung bình: từ 133.000 yên/tháng – 150.000 yên/tháng.
XKLD ngành xây dựng Nhật Bản
Xậy dựng là 1 ngành có nhiều lao động xuất khẩu sang Nhật 

2. Ngành cơ khí

Xếp thứ hai sau ngành xây dựng về số lượng lao động xuất khẩu là nhóm ngành cơ khí. Ngành này hiện được  JITCO cấp phép với 15 nghề và 28 công việc. Nhóm ngành này giống với xây dựng chủ yếu tuyển dụng lao động là nam và các yêu cầu của những nghiệp đoàn cũng không cao.

  • Độ tuổi trung bình: 20 – 35 tuổi
  • Kinh nghiệm/ trình độ: ưu tiên người có kinh nghiệm. Không yêu cầu bằng cấp
  • Các nghề có nhiều lao động nhất: hàn, bảo dưỡng máy móc, đúc khuôn, gia công cơ khí và lắp ráp.
  • Số lượng tuyền dụng: từ 10 – 20 người/lần
  • Yêu cầu giới tính:: 90% nam
  • Năng lực tiếng Nhật: N5-N4
  • Mức lương cơ bản trung bình: 133.000 yên/tháng – 150.000 yên/tháng
XKLĐ ngành cơ khí tại Nhật Bản
 

3. Ngành dệt may

Ngành dệt may hiện đang nổi lên trở thành một trong những ngành có số lượng lao động xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất trong những năm qua. Ngành này thuộc nhóm ngành công nghiệp nhẹ, cần nhiều lao động và thích hợp cho cả nam lẫn nữ, chính vì vậy dệt may trở thành một trong những ngành nghề nhận được nhiều hồ sơ nhất so với những ngành khác. Hiện ngành dệt may được cấp phép cho 10 nghề với 17 công việc.

  • Độ tuổi trung bình: 20 – 40 tuổi
  • Kinh nghiệm/ trình độ: chỉ cần biết may cơ bản, không cần bằng cấp
  • Các nghề có nhiều lao động nhất: may, sản xuất quần áo may sẵn.
  • Số lượng tuyền dụng: từ 20 – 30 người/lần
  • Yêu cầu giới tính:: 80% nữ, 20% nam
  • Năng lực tiếng Nhật: N5-N4
  • Mức lương cơ bản trung bình: 130.000 yên/tháng – 140.000 yên/tháng
XKLĐ ngành dệt may Nhật Bản
 

4. Ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp của Nhật Bản đã phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại vì vậy nhu cầu tuyển dụng lao động trong ngành này tại Nhật là không cao. Hiện chỉ có 2 ngành với 5 công việc là được JITCO cho phép tuyển dụng lao động nước ngoỹi. Các công việc mà người lao động có thể chọn là chăn nuôi gà, lợn, trồng rau, quả và làm ruộng. Nhưng trong tương lai đây lại là ngành mà hoạt động xuất khẩu lao động đang nhắm đến vì 90% người lao động Việt Nam là làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc tăng được số lượng người lao động qua Nhật làm việc trong ngành này sẽ giải quyết được rất lớn những lao động dư thừa và đồng thời tạo ra những người lao động có trình độ và tay nghề về sản xuất nông nghiệp khi về nước.

  • Độ tuổi trung bình: 20 – 30 tuổi
  • Kinh nghiệm/ trình độ: không cần kinh nghiệm
  • Các nghề có nhiều lao động nhất: trồng rau, quả
  • Số lượng tuyền dụng: từ 10 – 20 người/lần
  • Yêu cầu giới tính: 90% nữ
  • Năng lực tiếng Nhật: N5-N4
  • Mức lương cơ bản trung bình: 130.000 yên/tháng – 140.000 yên/tháng
XKLĐ ngành nông nghiệp Nhật Bản
 

5. Ngành điện tử

Đây được xem là một trong những ngành mũi nhọn của lao động Việt Nam, vì mức lương tương đối cao lại được học hỏi những kỹ thuật tiên tiến nhất. Đồng thời sau khi người lao động hết hạn hợp đồng và về nước thì có thể dễ dàng xin việc tại các công ty đa quốc gia ở Việt Nam chuyên về điện tử. Ngành điện tử có bất lợi là thời gian làm việc dài và cảm giác căng thẳng khi làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn.

  • Độ tuổi trung bình: 18 – 30 tuổi
  • Kinh nghiệm/ trình độ: ưu tiên người có kinh nghiệm và thị lực tốt
  • Các nghề có nhiều lao động nhất: lắp ráp linh kiện, sản xuất mạch điện tử
  • Số lượng tuyền dụng: từ 20 – 40 người/lần
  • Yêu cầu giới tính: không yêu cầu
  • Năng lực tiếng Nhật: N5-N4
  • Mức lương cơ bản trung bình: 135.000 yên/tháng – 150.000 yên/tháng
XKLĐ ngành điện tử Nhật Bản
 

Trên đây là 5 nhóm ngành mà hiện tại có số lượng người lao động xuất khẩu tham gia đông nhất trong tổng số lao động đã và đang làm việc tại Nhật. Hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong việc đánh giá và lựa chọn công việc phù hợp nhất với bản thân.
 

>> Xuất khẩu lao động Nhật bản – Những hành trang bạn cần mang theo

>> Được và mất khi tham gia chương trình thực tập sinh Nhật Bản