Chương trình tu nghiệp sinh và thực tập sinh Nhật Bản khác nhau như thế nào

Chương trình tu nghiệp sinh và thực tập sinh Nhật Bản khác nhau như thế nào

Trong hoạt động xuất khẩu lao động Nhật Bản hiện nay, nhiều người đã đánh đồng chương trình tu nghiệp sinh và thực tập sinh Nhật Bản là một. Mọi người cho rằng đó chỉ là tên gọi, hay cách dịch từ tiếng Nhật ra chứ không có gì khác nhau về nội dung. Nhưng trên thực tế đây là hai chương trình khác nhau rất nhiều không chỉ nằm ở tên gọi mà khác nhau cả ở những quyền lợi đi kèm.

>> Xuất khẩu lao động-Con đường ngắn nhất để “đổi đời”

Có nhiều người lao động còn đánh đồng hai chương trình này với chương trình du học Nhật Bản. Những cách hiểu biết sai lầm như thế này dẫn đến tình trạng người lao động mù mờ về thông tin và nhanh chóng dễ bị những kẻ lừa đảo lợi dụng để trục lợi.
Để giải quyết vấn đề này công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản TMS sẽ giải thích cặn kẽ cho người lao động như sau:


1. Chương trình tu nghiệp sinh


Khái niệm: tu nghiệp sinh là chương trình tiếp nhận người lao động nước ngoài và hỗ trợ cho họ học tập những kỹ thuật, kỹ năng và kiến thức về nghề nghiệp cũng như các ngành sản xuất của Nhật Bản trong vòng một năm.
Địa điểm: là tại các xí nghiệp, nhà máy tại Nhật Bản.
Tư cách lưu trú: Khi tham gia chương trình tu nghiệp sinh thì những người tham gia sẽ được cấp lưu trú dưới tư cách“Tu nghiệp”.
Do đây là chương trình đào tạo nên người tham gia (tu nghiệp sinh) phải trải qua quá trình đào tạo với hai nội dung là“Tu nghiệp tổng quát” và “Tu nghiệp thực tế”.
  • Tu nghiệp tổng quát: giảng dạy về tiếng Nhật, văn hóa, các quy tắc lao động – làm việc, huấn luyện về sản xuất và một số nội dung khác.
  • Tu nghiệp thực tế: làm việc thực tế tại các cơ sở sản xuất, xí nghiệp theo đúng kỹ năng đã học.
Thời gian: 6 tháng đến 1 năm.

2. Thực tập sinh kỹ năng

Khái niệm: là chương trình giúp tu nghiệp sinh sử dụng sử dụng những kỹ năng mà mình được học tập và thành thạo để áp dụng vào công việc thực tế tại Nhật Bản với mối quan hệ chủ - thợ.
Nơi làm việc: nhà máy, xí nghiệp đã trải qua tu nghiệp
Tư cách lưu trú: chuyển từ tư cách “ Tu nghiệp”sang “ Hoạt động chỉ định đặc biệt”.
Thời gian: tổng thời gian tu nghiệp và thực tập kỹ năng không quá 3 năm. Thời gian tu nghiệp dưới 6 tháng sẽ không được tham gia thực tập kỹ năng

Như vậy đến đây chúng ta tạm hiểu là chương trình Tu nghiệp sinh là bước khởi đầu của chương trình Thực tập sinh. Hay nói cách khác, không phải cứ được sang Nhật là ngay lập tức người lao động sẽ làm việc ngay với tư cách công nhân mà họ sẽ phải mất đến 1 năm để học tập thêm. Sau đó trải qua các kỳ thi hoặc kiểm tra năng lực, nếu các tu nghiệp sinh đạt được trình độ kỹ năng cấp 2 thì mới được tham gia chương trình thực tập kỹ năng. Bài thi gồm hai phần “ lý thuyết” và “ thực hành”.
Có thể khái quát chương trình theo sơ đồ sau
 
Mô hình chương trình tu nghiệp sinh Nhật Bản
Mô hình chuẩn của chương trình tu nghiệp sinh và thực tập sinh Nhật Bản

 
Hiện có tổng số 63 ngành nghề với 116 loại hình công việc được phép chuyển từ “tu nghiệp” sang “thực tập kỹ năng”.


3. Sự khác nhau giữa tu nghiệp sinh và thực tập sinh Nhật Bản

- Tu nghiệp sinh là đối tượng học tập chứ không phải lao động nên không phải áp dụng luật Lao động và được đối xử và bảo hộ theo luật Nhập cảnh của Nhật Bản.

- Thực tập sinh là những tu nghiệp sinh sau khi đã kết thúc thời gian học tập (1 năm) và đạt được trình độ năng lực cấp 2 ( qua kỳ thi hoặc kiểm tra) sẽ được tiếp tục lao động tại đơn vị thực tập với tư cách là công nhân lao động. Lúc này thực tập sinh là đối tượng được áp dụng Luật Lao động và Luật Bảo hiểm quốc gia như những người làm công bản xứ.

- Tiền lương: tu nghiệp sinh được nhận trợ cấp sinh hoạt còn thực tập sinh nhận lương theo hợp đồng.

- Bảo hiểm: tu nghiệp sinh được áp dụng tiền trợ cấp quốc gia, bảo hiểm sức khỏe quốc gia và phải tham gia bảo hiểm tư nhân. Trong khi thực tập sinh bắt buộc tham gia Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm lao động.

Trên đây là những điểm khác nhau lớn nhất giữa chương tu nghiệp sinh và thực tập sinh Nhật Bản. Cả hai chương trình có sự tiếp nối cho nên nhiều người đánh đồng hai khái niệm này với nhau. Do đó, người lao động cần phải nắm rõ những điểm khác nhau để tránh bẫy của bọn lừa đảo và tính toán cho mình một lộ trình phù hợp.

 (Nguồn: JITCO- TMS tổng hợp)