Xuất khẩu lao động 2015: Bỏ trốn, thu phí cao và lừa đảo vẫn vô cùng nhức nhối

Xuất khẩu lao động 2015: Bỏ trốn, thu phí cao và lừa đảo vẫn vô cùng nhức nhối

Theo số liệu thống kê cuối năm 2015, thì số lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam đạt mức 109.000 người, vượt chỉ tiêu đề ra 15%. Và đến đầu năm 2016 thì con số này vẫn chưa co dấu hiệu dừng lại.
Nhìn chung, năm 2015 là một năm thành công của hoạt động xuất khẩu lao động khi nhưng đấy là mới chỉ xét về số lượng còn nếu đánh giá về mặt chất lượng thì còn nhiều mảng tối cần xem xét. Các mảng tối của hoạt động xuất khẩu lao động như: tình trạng lao động bỏ trốn, tình trạng thu phí cao và nhất là các hoạt động lừa đảo vẫn đang vô cùng nhức nhối.
Xuất khẩu lao động Nhật Bản 2016
 
Các công nhân tại nhà máy ô tô SUBARU
Lao động xuất khẩu của Việt Nam hiện vẫn nổi cộm hai yếu điểm cực lớn từ lâu nay đó là tình trạng thiếu kỷ luật và khả năng ngoại ngữ kém. Vấn đề này là do các công ty xuất khẩu lao động quá chú trọng vào lợi nhuận mà bỏ qua việc đào tạo kỹ càng và chọn lọc trước khi đưa người lao động sang làm việc.
Vấn đề thứ hai là một số công ty đã ủy thác trách nhiệm cho những cá nhân hoặc chi nhánh thực hiện các hoạt động xuất khẩu dẫn đến tình trạng nhiều khó khăn, bức xúc của người lao động đi làm ở nước ngoài không được hỗ trợ giải quyết kịp thời. Từ đó nhiều chuyện nhỏ trở thành những vấn đề lớn do người lao động tự ý hành xử.

 

>> Nhật Bản đang khát lao động- Cơ hội vàng xuất khẩu lao động Nhật tại Việt Nam
 

Năm 2015, Đài Loan và Nhật Bản tiếp tục là hai thị trường xuất khẩu lao động nhiều nhất của Việt Nam (> 80%) trong tổng số lao động được đưa đi. Nhưng đi kèm với đó là tình trạng lừa đảo đang diễn ra tràn lan do tình hình luôn trong tình trạng cung vượt cầu. Mà hệ quả để lại thì người lao động phải gánh chịu là vô cùng to lớn. Hai thị trường này cũng  xuất hiện nhiều nhất tình trạng thu phí cao hơn quy định và đi kèm với nó tỷ lệ lao động bỏ trốn đang trong tình trạng báo động.                         
Lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan khoảng 150.000 người nhưng tỷ lệ cư trú bất hợp pháp lên đến 17%. Trong khi đó tại Nhật Bản thì tình hình còn nghiêm trọng hơn khi số lượng lao động Việt Nam tại đây chỉ là con số nhỏ so với những lao động từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Philippine nhưng tỷ lệ bỏ trốn lại luôn năm ở top. Chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố, nếu như chúng ta không làm giảm tỷ lệ người lao động bỏ trốn xuống dưới mức 5% thì Nhật Bản sẽ ngừng tiếp nhận. Thực tế thì ngay từ bây giờ một số các doanh nghiệp tại Nhật Bản cũng đã chuyển hướng sang sử dụng lao động từ quốc gia khác do lo ngại tình trạng trên.

Với thị trường Hàn Quốc thì đang vô cùng đáng lo ngại khi mà trong tháng 4/2016 tới đây, Hiệp định lao động giữa Việt Nam và Hà Quốc sẽ hết hiệu lực và nước bạn chỉ chấp nhận ký tiếp hợp đồng nếu chúng ta giảm được tỷ lệ lao động bỏ trốn xuống dưới 30% và có lộ trình giảm dần ( hiện nay tỷ lệ bỏ trốn là 32%, đứng đầu danh sách các nước có lao động xuất khẩu tại Hàn Quốc). Nếu thị trường này bị đóng cửa thì người thiệt thòi nhất chính là người lao động khi mà mức lương tại Hàn Quốc cao hơn hẳn so với các nước khác.
Bên cạnh đó, việc thu hẹp thị trường xuất khẩu lao động sẽ dễ dàng trở thành điểm nóng của hoạt động lừa đảo mà hiện nay chúng ta vẫn chưa có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng này. Hành vi lừa đảo làm người lao động thì điêu đứng còn các doanh nghiệp xuất khẩu lao động uy tín thì lao đao.

Một cán bộ của Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản (TMS) cho biết tuy công ty đã thực hiện công tác xuất khẩu lao động từ 10 năm nay nhưng đến bây giờ thông tin thị trường đang vô cùng hỗn loạn. Có rất nhiều người lao động đang khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp.

Nhiều giải pháp đã được đưa ra trong đó tập trung vào 3 vấn đề chính là: đẩy mạnh công tác tuyên truyền kiến thức về kỷ luật lao động, đào tạo kỹ năng của người lao động, siết chặt lại công tác quản lý tình trạng làm ăn lộn xộn của các công ty xuất khâu lao động, chấn chỉnh lại việc quản lý hoạt động xuất khẩu lao động. Đồng thời, thắt chặt dần các quy trình, quy định về việc đào tạo lao động nhằm tăng về chất chứ không chú trọng vào tăng về lượng.

Các địa phương nào có tình trạng lao động bỏ trốn nhiều thì sẽ bị gạt ra khỏi danh sách tham gia hoạt động xuất khẩu lao động. Điều này nhằm tăng trách nhiệm của chính quyền địa phương khi mà nguồn lợi của những người lao động gửi về cho quê hương là không hề nhỏ.
Năm 2016, vẫn là năm hứa hẹn của hoạt động xuất khẩu lao động, nhưng chúng ta có duy trì và phát triển được hoạt động này hay không lại phụ thuộc rất lớn vào chính sách của Nhà nước và thái độ làm việc của người lao động
TMS tổng hợp