Những hành vi và cách ứng xử trong văn hóa Nhật Bản

Những hành vi và cách ứng xử trong văn hóa Nhật Bản


Trong văn hóa Nhật Bản, suy nghĩ và tính cách chung trong xã hội của họ thường bảo thủ hơn so với những người sống trong xã hội Mĩ hoặc Phương Tây.
Người Nhật sẽ dễ dàng yêu quý bạn nếu bạn thể hiện mình là một con người lễ độ và khiêm tốn.

 


Nguyên tắc cần lưu ý khi sang làm việc tại Nhật Bản

Văn hóa Nhật Bản trong tiếp khách


1. Thể hiện sự tôn trọng và đáng giá cao

Trong văn hóa Nhật Bản sự ghi nhớ để cảm ơn kể cả đối với những sự giúp đỡ nhỏ chính là một trong những con đường ngắn nhất để có thể lấy lòng họ. Người Nhật không quan tâm nhiều đến việc họ nhận được những lời cảm ơn của tập thể. Vì vậy, nếu họ giúp đỡ bạn điều gì thì hãy thể hiện sự biết ơn của bạn qua một tờ giấy ghi chú là điều đơn giản nhất. Tất nhiên một bưu thiếp hoặc một món quà nhỏ là các tốt nhất để thể hiện sự cảm ơn của bạn.

Cảm ơn trong văn hóa Nhật Bản
Cảm ơn bằng một món quà

2. Tiền típ

Việc đi vào nhà hàng hay quán bar tại những nước phương Tây thì khách hàng thường để lại tiền bo (tiền típ) cho nhân viên. Nhưng ngược lại việc này ở Nhật là hoàn toàn không cần thiết. Đôi khi nó còn trở nên phản tác dụng vì họ nghĩ rằng đấy là sự thiếu tôn trọng việc họ đang làm. Trong văn hóa Nhật Bản, làm việc và phục vụ khách hàng hài lòng là yếu tố quan trọng nhất va số tiền bạn trả đã bao gồm cả tiền phục vụ cho  họ. Vì vậy, việc bạn đưa thêm tiền sẽ được xem như là bạn cảm thấy không hài lòng với cách phục vụ việc trả thêm tiền típ có vẻ như là một sự chế diễu hay không hài lòng.


văn hóa tiến típ tại Nhật Bản
Đây là một tờ hóa đơn có ghi: Gửi đến những khách hàng tại Nhật, nhân viên của chúng tôi hoàn toàn hài lòng với mức lương của họ. Vì vậy, việc thưởng thêm là không chấp nhận 

3. Giày dép

Bạn phải cởi giầy dép của mình trước khi bước vào nhà hay đền thờ tại Nhật. Dép đi trong nhà thường được để sẵn trước đó, nhưng hãy nhớ chỉ có chân trần hoặc dép mới được phép đi trên tatami (chiếu rơm)
Khi bạn đi giày, không được để hai chân cham sàn nhà và khi cởi giầy dép hãy đặt chúng ngay ngắn. Đây là những phép lịch sự tối kỵ trong văn hóa Nhật Bản


văn hóa Nhật Bản

Tất cả giày dép phải để bên ngoài trước khi bước vào nhà

4. Chào nhau

Việc cúi chào nhau khi gặp mặt hay trước khi diễn ra bất cứ một nghi thức hay hoạt động nào là việc thường thấy trong văn hóa Nhật. Tuy nhiên chào việc cúi chào nhau như thế nào lại được quy định chặt chẽ dựa theo thứ bậc về tuổi tác hoặc địa vĩ xã hội.
Đôi khi bắt tay cũng được chấp nhận trong việc chào hỏi của người Nhật thay cho sự cúi chào.


Cúi chào trong văn hóa Nhật Bản
Cúi chào nhau khi gặp mặt

5. Dùng đũa

Không bao giờ để đũa của bạn đặt trực tiếp lên trên bàn cơm vì trong văn hóa người Nhật đấy là hành vi chỉ dành cho người đã mất. Bạn cũng không bao giờ được gắp thức ăn của người khác hay dùng đũa của người khá để gắp thức ăn.. Thực tế việc sử dụng đũa của người Nhật có nhiều quy tắc nữa.  Nhưng tựu chung lại những quy tắc đấy cũng không khác gì người Việt Nam như việc không ngậm đũa, không bới tung đồ ăn, không liếm đũa....Vì vậy, người lao động Việt Nam cũng không phải nghĩ rằng nó qua phức tạp.

Dùng đũa trong văn hóa Nhật Bản

 

6. Câu nói khi ăn

Khi đến nhà một người Nhật dùng cơm thì khi thức ăn đã đặt trên bàn hay bạn đã ngồi xuống thì người Nhật hay nói  “ itadakimasu” nghĩa đen có nghĩa là “ chúng ta hãy ăn thôi”. Và khi vào cuối bữa ăn thì họ thường nói  "gochisosama deshita (Cảm ơn bạn cho bữa ăn tuyệt vời). Đây là những câu nói thể hiện sự tôn trọng và biết ơn đối với gia chủ.
Điều này một lần nữa thể hiện sự thích được đánh giá cao hay sự biết ơn của người Nhật.


Bữa ăn trong văn hóa Nhật Bản
Văn hóa nói trước khi ăn của người nhật

7. Gọi tên trong giao tiếp

Người Nhật hiếm khi chỉ sử dụng tên gọi đơn thuần khi giải quyết các vấn để với đồng nghiệp hoặc người quen. Họ hay thường sử dụng những từ cuối thêm vào sau khi nói tên nhằm tăng tính lịch sự và thân mật như san (ông / bà.) Hoặc sensei  (cho các bác sĩ, giáo viên, chính trị gia) sau tên. Nhớ rằng luôn luôn sử dụng sensei khi muốn ai đó hướng dẫn hay giúp đỡ bạn.
 

8. Thăm các gia đình Nhật Bản

Nếu bạn được mời đến nhà của một gia đình khác, hãy lịch sự  mang lại một omiyage (một món quà nhỏ như bánh ngọt, trái cây, hoặc đồ ăn nhẹ) và để chào đón cả gia đình

Tại sao người Nhật Bản không bao giờ ăn cắp