Những thực tập sinh y tá, điều dưỡng Việt Nam trên đất Nhật

Những thực tập sinh y tá, điều dưỡng Việt Nam trên đất Nhật


 
Để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn lao động trong ngành y tế, Nhật Bản đã áp dụng chính sách tuyển dụng lao động tại một số nước Đông Nam Á theo chương trình Thực tập sinh và giờ đây chính sách này đang mang lại những thay đổi tích cực cho các bệnh viện ở Nhật.
Sayaka Fujita, một y tá 41 tuổi tại Bệnh viện Satsukidai Sodegaura, tỉnh Chiba đã đánh giá rất cao những nhân viên y tế người Việt
Theo thống kê thì tính đến nay, Việt Nam đã có hơn 500 thực tập sinh đến làm học tập và làm việc tại Nhật Bản và con số này hiện nay không ngừng tăng lên. Theo ước tính, những lao động Việt Nam tại Nhật theo ngành này thu nhập của họ vào khoảng 40 triệu/tháng.
 

Người Nhật nghĩ gì về y tá Việt Nam 


Từ năm 1994 đến nay, riêng bệnh viên Satsukidai đã đào tạo được 10 y tá Việt Nam theo chương trình thực tập sinh với các bệnh viện khác. Ngoài việc giúp các bệnh viện khác giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động thì chương trình cũng đã có những tác động tốt cho hoạt động đây.
Có nhiều thực tập sinh Việt Nam được đào tạo chuyên ngành bác sĩ trước khi khi sang Nhật đã tỏ ra vô cùng có năng lực. Các thực tập sinh Việt làm tại đây được phải theo học một chương trình điều dưỡng từ 3-4 năm và phải thông qua các kỳ thi quốc gia tại Nhật giống như người bản xứ. Sau khi trải qua những kỳ thi như vậy, thực tập sinh Việt Nam sẽ chính thức được cấp các chính chứng chỉ để hành nghề và sẽ dễ dàng xin được giấy phép lưu trú dài hạn tại Nhật.
Việc xuất hiện các y tá Việt Nam đem lại những mặt tích cực cho những nhân viên tại đây khi mà họ có thể thoải mái đi nghỉ mát nhưng vẫn đảm bảo được hoạt động cho bệnh viện.
Các y tá Việt đã giúp tạo ra "một bầu không khí cho phép chúng tôi để có ngày nghỉ thoải mái," Fujita nói.
"Chúng tôi đã có những quy trình để những y tá Nhật Bản và nước ngoài giúp đỡ lẫn nhau để phát triển", Takahiro Yada, người đứng đầu bộ phận kế hoạch của bệnh viện cho biết.
Bệnh viện Kashiwado, cũng ở Chiba, hiện có hai y tá Việt Nam. Chị Đinh Thị Chúc là một y tá đã làm việc ở đây trong 11 năm, trong khi một đồng nghiệp Việt Nam nữa của chị đã làm việc ở đây được 9 năm hiện đang nghỉ thai sản. Chị Chúc năm nay 34 tuổi và đã nhận được giấy phép lưu trú từ ba năm trước và đang sống tại Nhật Bản với chồng và hai con. 
 
Y tá Việt Nam tại Nhật Bản
Chị Chúc bên tay trái đang nói chuyện với đồng nghiệp tại bệnh viện Kashiwado
 
Hai y tá người Việt là "không thể thiếu đối với chúng tôi", y tá trưởng Kinuko Ogino nói. "Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để tạo ra môi trường làm việc thân thiện với những nhân viên tài năng như vậy."
 

Cơ hội rất lớn cho thực tập sinh Việt Nam


Bệnh viện Satsukidai và Kashiwado là hai đơn vị tiên phong trong chương trình thực tập sinh bệnh viện của Nhật Bản. Nhật Bản đang thiếu nhân viên y tá vì người lao động Nhật Bản muốn tránh xa các môi trường làm việc khó khăn hoặc nhân viên nghỉ làm do hôn nhân và sinh con. Nhưng ngay cả khi số nhân viên đó có tiếp tục làm việc thì con số này cũng không đủ đáp ứng trước tình trạng dân số già Nhật Bản đang già đi nhanh chóng
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản ước tính, Nhật Bản sẽ cần 2.000.000 nhân viên  cho các bệnh viện, cơ sở chăm sóc điều dưỡng hoặc các dịch vụ chăm sóc tại nhà vào năm 2025. Và hiện nay con số này đang cần khoảng 500.000 người
Trong bối cảnh đó, Nhật Bản đã bắt đầu chấp nhận các y tá và những người chăm sóc từ Indonesia và đưa sang Nhật để đào tạo từ năm 2008.  Kế hoạch của chính phủ Nhật bây giờ đã bao gồm luôn cả Philippines và Việt Nam theo một hiệp định tương tự.
Khoảng 840 học viên đã được tuyển chọn từ ba quốc gia cho đến nay và hiện chỉ có 128 người đã thông qua các bài kiểm tra trình độ quốc gia, trong khi đó kế hoạch là muốn đào tạo được khoảng 1.500 nhân viên điều dưỡng.
Trong tháng Tám vừa qua, bệnh viện Satsukidai đã chấp nhận hai thực tập sinh Việt Nam ngành y tá thông qua một thỏa thuận Nhật-Việt Nam. Cả hai đều đang học tập chăm chỉ để vượt qua các kỳ thi quốc gia tại Nhật vào tháng Hai.
"Tôi muốn làm việc tại Nhật Bản và học các kỹ năng điều dưỡng," anh Nguyễn Sơn Hà, 27 tuổi nói như vậy. Anh Hà đã trải qua một thời gian được đào tạo trong nước trước khi qua Nhật
Việc đào tạo một y tá người nước ngoài tạo ra một gánh nặng cho bệnh viện vì những học viên này phải được đào tạo lại từ đầu nhưng theo Yada người đứng đầu bộ phận kế hoạch của bệnh viện cho biết.
Thực tập sinh Nhật Bản chuyên ngành y tá, điều dưỡng là một trong những chương trình đáng chú ý nhất hiện nay. Tuy nhiên, để đáp ứng được tiêu chuẩn theo chương trình này thì hoàn toàn không dễ dàng. Khó khăn lớn nhất của chương trình này là yêu cầu thực tập sinh phải có chứng chỉ N3 và kinh nghiệm ít nhất là 2 năm trước khi sang Nhật.
Tuy nhiên, trước nhu cầu lớn rất lớn của Nhật Bản thì chương trình thực tập sinh ngành y tá, điều dưỡng vẫn có rất nhiều cơ hội cho người lao động Việt Nam