Các câu hỏi thường gặp khi đi du học Nhật Bản?
1. Bị bệnh viêm gan B , bị cận thị có đi du học Nhật Bản được không?
Bị viêm gan B hay cận thị vẫn đi du học được, đi du học Nhật Bản không khắt khe về sức khỏe, chiều cao, cân nặng như chương trình XKLĐ
2. Khi sang Nhật Bản sẽ học gì? Làm việc gì? Những công việc nào được làm tại Nhật Bản? Mức lương nhận được khoảng bao nhiêu tiền ?
Khi bạn sang Nhật Bản học bạn sẽ trải qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 bạn học tiếng Nhật và chương trình dự bị Trung Cấp, Cao Đẳng, Đại Học, Cao Học .. từ 1 năm 3 tháng – 2 năm. Giai đoạn 2 bạn theo học các bậc học Trung Cấp (2 năm), Cao Đẳng (3 năm), Đại Học (4 – 5 năm), Cao Học (2 năm)…v.v… Bạn có thể chọn bất cứ chuyên ngành nào mà bạn yêu thích.
Việc làm của bạn trong thời gian học tập ở Nhật Bản là việc làm thêm. Theo quy định của chính phủ Nhật Bản, du học sinh được phép đi làm thêm 4h/1 ngày thường và 8h/1 ngày thứ 7, Chủ nhật.
Những công việc mà bạn sẽ làm như: Phục vụ tại quán ăn (lau dọn, rửa bát, bưng bê, tính tiền…), phát báo, đóng gói cơm hộp, làm việc tại xưởng giặt là, làm việc trong xưởng đông lạnh, làm việc trong nhà máy chế biến rau, làm việc trong xưởng may, các công ty đóng gói thực phẩm, lau cửa kính các tòa nhà cao tầng, công nhân xây dựng, các xưởng mộc, dọn vệ sinh nhà máy, khu công nghiệp…
Công việc của bạn được trả lương theo giờ làm việc. Mức lương mà bạn nhận được tùy thuộc vào khả năng tiếng Nhật, sự nhanh nhẹn, sức khỏe của bạn. Thông thường dao động từ 800 Yên/1 giờ – 1,200 Yên/1 giờ.
3. Vấn đề làm thêm, chi phí các vùng , điều kiện học cao học, ..
Giới thiệu việc làm thêm cho bạn sẽ do phía nhà trường bạn theo học giới thiệu hoặc nhân viên của công ty tại Nhật Bản giới thiệu. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này.
Chi phí tại Nhật Bản không có sự khác nhau giữa các vùng, mà chỉ có sự khác nhau giữa các trường. Tùy thuộc mức học phí của các trường đưa ra có sự khác nhau. Nhưng nhìn chung, chênh lệch là không đáng kể. Nếu bạn sống tại Tokyo, mức chi phí sinh hoạt của bạn sẽ cao hơn khi bạn sống tại các vùng khác nhau. Tuy nhiên, mức lương làm thêm tại Tokyo của bạn cũng cao hơn các vùng khác. Do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề này.
Hầu hết các cơ sở đào tạo Cao học tại Nhật Bản đều giảng dạy bằng tiếng Nhật. Do đó, để bạn có thể theo học được Cao học, các cơ sở giáo dục này đều yêu cầu bạn tối thiểu phải có bằng năng lực tiếng Nhật 2 Kyu. Với trường hợp bạn chưa biết tiếng Nhật thì bạn sẽ phải đăng kí học tiếng Nhật tại Nhật Bản từ 1 năm 3 tháng đến 2 năm. Sau đó theo học Cao học 2 năm lấy bằng Thạc sĩ. Việc theo học Cao học của bạn có một số trường tổ chức thi, số còn lại xét tuyển qua hồ sơ trực tiếp của bạn.
Trường hợp đã tốt nghiệp Cao Đẳng, Đại học tại Việt Nam và chỉ muốn sang Nhật học từ 1 đến 2 năm tiếng Nhật sau đó sẽ đi làm tại Nhật thì sẽ hỗ trợ bạn chuyển đổi từ visa đi học sang visa lao động.
Khi bạn không may bị tai nạn ốm đau, bệnh tật thì chế độ bảo hiểm cho bạn là 91% tổng số tiền mà bạn phải chi trả tiền viện phí, thuốc men. Ví dụ: bạn bị đau ruột thừa, chi phí khám mổ, chữa bệnh, thuốc men hết tổng trị giá là 100 triệu đồng thì chính phủ Nhật chi trả cho bạn 91 triệu đồng, còn lại bạn chi trả 9 triệu. Đối với trường hợp đặc biệt “chết người” thì mức bồi thường tối đa là 1,000,000 yên/ 1 người = 260 triệu đồng/ người
4. Khi đăng kí tham gia chương trình du học Nhật Bản bạn cần phải có những điều kiện gì? Hồ sơ thủ tục ra sao?
Điều kiện để bạn đăng kí tham gia chương trình du học Nhật Bản là: tối thiểu tốt nghiệp PTTH , tuổi dưới 32 ( không yêu cầu học lực ). Có ý chí hoài bão muốn thay đổi cuốc sống bản thân biết vươn lên trong khó khăn.
5. Hồ sơ du học Nhật Bản của bạn bao gồm những gì?
Giấy khai sinh ( bản sao )
Bằng tốt nghiệp THPT, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học(nếu có)? ( bản gốc)
Học bạ THPT, hoặc bảng điểm nếu đã tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học ( bản gốc)
Chứng minh thư nhân dân ( bản công chứng )
Sổ hộ khẩu ( bản công chứng )
Hộ chiếu ( nếu có )
Giấy chứng nhận năng lực tiếng Nhật (JLPT hoặc NAT- TEST) ( nếu có)
Nếu là Tu Nghiệp Sinh về nước cần nộp: Chứng chỉ hoàn thành Tu Nghiệp Sinh, hợp đồng Tu Nghiệp Sinh.
Giấy Chứng minh nhân dân của người bảo trợ tài chính (bố hoặc mẹ). (bản công chứng)