Nhà tuyển dụng Nhật Bản và những điều bạn cần biết khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Khi vào phỏng vấn với nhà tuyển dụng thì gần như chúng ta đang ngồi trên gế nóng, rất thụ động, và luôn luôn phải đối mặt với những câu hỏi hóc búa của nhà tuyển dụng. Thông thường hay có các câu mở đầu tưởng như đơn giản, nhưng không bạn nhé.
 

Nhà tuyển dụng (NTD) hỏi “Sở thích của bạn là những gì. hay em thích nhất công việc hoặc thứ gì?”.  khi bạn gặp câu hỏi này thì bạn hay cân nhắc, rồi hãy trả lời bạn nhé. Mục đích của nhà tuyển dụng là muốn tìm hiểu các sở thích, mong muốn của bạn để họ cân nhắc xem bạn có phù hợp với công việc hay văn hóa của công ty họ hay không. Tốt nhất bạn không lên thao thao nói hết những sở thích, ý muốn của bạn. Chỉ đưa ra khoảng 2 sở thích, trong đó 1 sở thích không hề liên quan đến công việc, 1 sở thích thì lại rất gần gũi với công việc mà bạn đang đi phỏng vấn. Được như vậy NTD ngay từ bước đầu sẽ đánh giá bạn cao hơn.

Dưới đây là 9 điều khi đi phỏng vấn với người Nhật các bạn chú ý:

Phỏng vấn đơn hàng cơm hộp


1. Luôn luôn rèn luyện kỹ năng để theo một sở thích hay công việc nào đó

Nếu bạn kiên trì với một sở thích đặc biệt, ở bất kỳ lĩnh vực nào, kinh doanh, âm nhạc cho đến thích bóng đá hay nghiên cứu. Điều này sẽ làm nổi bật lên đức tính kiên trì của bạn. Một điều rất cần thiết trong công việc.

2. Làm việc theo nhóm

Hầu hết mọi công việc đều đòi hỏi kỹ năng làm việc nhóm. Bất kỳ hoạt động yêu thích nào của bạn cũng yêu cầu hoạt động theo nhóm. Ví dụ: Chơi thể thao đội nhóm hoặc làm tình nguyện viên cho một tổ chức. Điều này sẽ gây ấn tượng tốt với NTD. Bạn nên cho họ biết là bạn đã từng làm việc theo nhóm rồi và bạn thấy phù hợp.

3. Ứng viên tham gia phỏng vấn không nên nói ra hết sở thích cá nhân

Không phải sở thích nào bạn cũng nên đưa vào câu trả lời. Ví dụ như việc rượu bia hay thích gái đẹp, thích tiền chẳng hạn, cho dù đó có thể là sở thích thật của bạn. Một điều tối kị nữa là mạng xã hội, hiện nay các NTD hầu hết đều không tuyển các ứng viên hay dùng mạng xã hội như facebook, zalo chẳng hạn. Đối với NTD, mạng xã hội không phải là sở thích mà là những điều khiến bạn sao nhãng trong công việc.

4. Bạn là một người rất “toàn năng”

NTD rất hứng thú đối với những ứng viên “toàn năng”. Nếu bạn yêu thích và tham gia tất cả các hoạt động, điều này giúp bạn có thêm nhiều kỹ năng trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, hãy cẩn thận, đừng liệt kê tất cả. Điều này dễ gây hiểu nhầm rằng bạn là một người không chuyên tâm. Theo kinh nghiệm thì hầu hết các NTD trong khi phỏng vấn thì lại rất thích các ứng viên rất”toàn năng” nhưng khi quyết định chọn, thì họ thường chọn các ứng viên có chút “khuyết bẩm toàn năng” một chút.

5. Bạn thực sự có niềm đam mê

Nếu bạn thật sự cảm thấy hứng thú khi nói về sở thích của mình, đây lại là một điểm cộng trong buổi phỏng vấn của bạn. Đối với NTD, điều này cho thấy đối với công việc, bạn cũng sẽ có một niềm đam mê để hoàn thành nó một cách tốt nhất. Bạn nên nhấn mạnh vào đam mê thật sự của bạn.

6. Có hữu khả năng lãnh đạo

Nếu bạn lãnh đạo một câu lạc bộ đọc sách hoặc một nhóm hoạt động xã hội chẳng hạn, hay bạn đã là lớp trưởng chẳng hạn, bạn đã có lợi thế. Không phải mọi công việc đều yêu cầu khả năng lãnh đạo, tuy nhiên, nó cũng giúp bạn tạo nên ưu thế.

 7. Xác định được mục tiêu cụ thể

NTD rất thích những ứng viên có mục tiêu rõ ràng, kể cả trong công việc lẫn thú vui cuộc sống. Xác định mục tiêu là điều vô cùng cần thiết trong bất kỳ công việc nào. Nhưng chú ý: Bạn nên đưa ra mục tiêu mà có thể thực hiện được chứ không nên quá xa vời.

8. Đam mê thật chứ không “điên cuồng”

Nếu bạn ứng tuyển cho vị trí nhân viên kinh doanh của một công ty thời trang, thật tốt khi bạn có sở thích trong lĩnh vực thời trang. Một vẻ ngoài bắt mắt khiến bạn gây ấn tượng tốt khi gặp khách hàng. Nhưng nếu bạn tốn quá nhiều thời gian và công sức vào việc làm thế nào để bắt kịp mọi xu hướng thời trang, bạn đã tự đánh mất cơ hội của mình. Việc bạn quá “cuồng” đối với một sở thích bên ngoài công việc khiến NTD cảm thấy điều này còn quan trọng hơn cả công việc.

9. Cuối cùng hầu hết nhà tuyển dụng nào cũng có một câu kết rất hóc búa

Đại loại như, cho bạn một thú vui thiết thực bạn chọn thú vui đó hay công việc.

Nếu câu trả lời của bạn là “Tôi không thích thú vui đó mà tôi thích làm việc thôi”. Điều này cho thấy bạn là một người nghiện công việc. NTD sẽ gật đầu tỏ ra rất tâm đắc, nhưng không họ đang lừa bạn đó vì họ biết nếu bạn không thích thú vui nào thì bạn làm việc để làm gì. Sẽ không phát huy được hết, sẽ không làm việc nhóm được. Còn câu trả lời của bạn thì sao…..

Chúc các bạn thành công!